Bình tĩnh, chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh và không để đứt gãy nền kinh tế
“Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, bình tĩnh, chủ động thực hiện mục tiêu kép kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan và không để đứt gãy nền kinh tế” đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các bộ ngành và 63 tỉnh thành về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 chiều ngày 27-8.
Đánh giá về công tác phòng chống dịch thời gian qua, Thủ tướng khẳng định nhờ sự bình tĩnh chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, không chủ quan, nên đã đạt nhiều kết quả tốt, đến nay có thể nói chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia. Nhiều chủ trương đúng, hiệu quả, kịp thời đã được đưa ra, thực hiện tốt trong xã hội được 97% người dân đồng tình như vấn đề đeo khẩu trang, truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều tra, xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định xuất nhập cảnh…
Bên cạnh công tác chống dịch, nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng được tập trung thực hiện tốt như đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp để không đứt gãy nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến đánh giá tại hội nghị, dù đã được kiểm soát nhung vẫn còn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành y tế không được chủ quan, coi thường và phải quán triệt tinh thần “sống chung an toàn trong dịch” với những biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và có văn hóa ứng xử trong lúc dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp.
Việc đề cao cảnh giác để dịch không xâm nhập vào các địa bàn dân cư là yêu cầu cấp bách hiện nay. Và nếu có, phải khoanh vùng nhanh, xử lý nhanh, không để dịch COVID-19 lây lan diện rộng. Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề ra như đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung quá đông người khi không cần thiết.
Tiếp tục quán triệt tinh thần thần tốc, quyết liệt, khoanh vùng gọn, dập dịch nhanh. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ban hành và hoàn thiện các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch, mặt khác, có phương án cụ thể để phát triển sản xuất kinh doanh để nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an sinh, việc làm. Đất nước ta còn nghèo, nếu để đứt gãy nền kinh tế sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người lao động, tình trạng thất nghiệp tràn lan có thể xảy ra…
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh biên giới phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý chặt chẽ nhập cảnh tại khu vực biên giới, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh trái phép vào nước ta. Bộ Công an khởi tố các trường hợp nhập cảnh trái phép, các cá nhân, tổ chức, đường dây, cơ sở lưu trú đưa người hoặc tiếp nhận trường hợp nhập cảnh trái phép theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện các hướng dẫn an toàn trong bệnh viện, trường học, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng với nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu để các cấp, các ngành, người dân có thể dễ dàng thực hiện. Đặc biệt là phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở y tế.
Ngành y tế cần tăng tốc nghiên cứu vaccine, thuốc điều trị, tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là các quốc gia có kết quả nghiên cứu vaccine ban đầu. Đầu tư nghiên cứu dịch tễ học, khả năng miễn dịch cá thể và cộng đồng, củng cố năng lực giải mã gene virus SARS-CoV-2 nhằm phục vụ việc ngăn chặn và nghiên cứu thuốc chữa, lưu ý nghiên cứu những ca tái nhiễm và khả năng miễn dịch của con người.
Cần tiếp tục làm tốt và hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông và thông tin để người dân luôn đề phòng dịch bệnh nhưng không để người dân hoang mang. Các hình thức thông tin cần phong phú, đa dạng như phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, thậm chí dùng cả loa phường, loa tay ở những vùng xa.
Đánh giá, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc, lo lắng của người dân liên quan đến COVID-19, phổ biến tốt hơn nữa trên truyền hình hoạt động của tổng đài này để người dân biết. Thủ tướng nhấn mạnh việc tăng cường vận động người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để sớm phát hiện lây nhiễm, hiện đến nay đã có hơn 25 triệu thuê bao cài đặt.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan rà soát lại các thủ tục cho chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh vào Việt Nam, cần nhanh, đơn giản, thuận lợi và phải chặt chẽ về y tế, đặc biệt cấp thị thực nhanh hơn, nhất là cần có quy trình cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn nhà đầu tư vào làm việc ngắn ngày ở Việt Nam. Bộ Y tế sớm ra hướng dẫn về vấn đề này.
Các lực lượng công an và chính quyền địa phương hỗ trợ ngành y tế trong việc thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly, cần xem xét tăng dần chuyến bay đến các nước, kể cả thương mại và đưa người Việt Nam về một cách phù hợp trên khả năng có thể kiểm soát được. LH



Test 11 Phấn đấu đạt cao nhất kết quả công tác cải cách hành chính năm 2025
Sáng 17/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố năm 2024 tổ chức phiên họp. Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan chủ trì phiên họp.
Lan tỏa mô hình “Dân vận khéo” trong chăm sóc mắt cộng đồng - Bạn thấy, tôi cười, muôn người hạnh phúc test
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc mắt cho người cao tuổi ngày càng cao, một mô hình “Dân vận khéo” mang đậm tính nhân văn đang được ngành y tế thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện: tổ chức khám sàng lọc, tư vấn khúc xạ và bệnh lý về mắt, cấp kính miễn phí cho người cao tuổi tại bệnh viện.
Lan tỏa mô hình “Dân vận khéo” trong chăm sóc mắt cộng đồng - Bạn thấy, tôi cười, muôn người hạnh phúc Test lần 1.2
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc mắt cho người cao tuổi ngày càng cao, một mô hình “Dân vận khéo” mang đậm tính nhân văn đang được ngành y tế thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện: tổ chức khám sàng lọc, tư vấn khúc xạ và bệnh lý về mắt, cấp kính miễn phí cho người cao tuổi tại bệnh viện.
Test 11221
Tets 345
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!