Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
Ngày 24-1, UBND thành phố có văn bản số 548/UBND-SNN về việc triển khai thực hiện Nghị định số 09/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-01-2025 quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch hại thực vật.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát xử lý các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành liên quan đến Nghị định 09 đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Kết thúc đợt thiên tai, dịch hại thực vật hoặc cuối năm, tham mưu UBND thành phố báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia (đối với thiệt hại do thiên tai) kết quả thực hiện theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định, quyết định hỗ trợ, đề xuất hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật đúng quy định.
Theo Nghị định số 09/2025/NĐ-CP, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu, với mức hỗ trợ từ 3.000.000 đồng/ha đến 60.000.000 đồng/ha tùy vào mức độ thiệt hại và loại hình sản xuất.
Việc hỗ trợ được thực hiện kịp thời, minh bạch, đúng đối tượng và có thể bằng tiền mặt, giống cây, con hoặc hiện vật, đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung và thời điểm, cơ sở sản xuất sẽ nhận mức hỗ trợ cao nhất.
Đối tượng được hưởng chính sách bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại.
Nghị định quy định rõ mức hỗ trợ đối với từng loại thiệt hại. Đối với diện tích lúa bị ảnh hưởng, mức hỗ trợ dao động từ 3.000.000 đồng/ha đến 10.000.000 đồng/ha, tùy theo thời điểm sau gieo trồng và tỷ lệ thiệt hại. Với cây trồng lâu năm, mức hỗ trợ từ 6.000.000 đồng/ha đến 30.000.000 đồng/ha, trong đó vườn cây đầu dòng và cây giống có mức hỗ trợ cao nhất lên đến 60.000.000 đồng/ha.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng bị thiệt hại trên 70% có mức hỗ trợ từ 8.000.000 đồng/ha đến 20.000.000 đồng/ha, tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây giống ươm trong vườn được chia theo nhóm sinh trưởng nhanh hoặc chậm, với mức hỗ trợ lần lượt là 40.000.000 đồng/ha và 60.000.000 đồng/ha nếu thiệt hại trên 70%.
Lĩnh vực thủy sản cũng được hỗ trợ theo phương thức nuôi trồng. Nuôi trồng thủy sản trong ao theo hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh bị thiệt hại sẽ được hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, trong khi nuôi trong bể, lồng bè được hỗ trợ 30.000.000 đồng/100 m³. Các hình thức nuôi khác nhận mức hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
Với chăn nuôi, mức hỗ trợ phụ thuộc vào từng loại vật nuôi và độ tuổi. Gia cầm dưới 28 ngày tuổi được hỗ trợ từ 15.000 đồng/con đến 30.000 đồng/con, trên 28 ngày tuổi nhận mức từ 31.000 đồng/con đến 45.000 đồng/con. Lợn từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng/con, lợn nái và lợn đực khai thác là 3.000.000 đồng/con. Đối với trâu, bò, ngựa, mức hỗ trợ dao động từ 1.500.000 đồng/con đến 12.000.000 đồng/con tùy theo độ tuổi và mục đích sử dụng.
Hoạt động sản xuất muối chịu ảnh hưởng thiên tai cũng được hỗ trợ từ 3.000.000 đồng/ha đến 4.000.000 đồng/ha. Trường hợp hỗ trợ bằng giống cây, con hoặc hiện vật, giá trị hỗ trợ sẽ được quy đổi tương đương với mức hỗ trợ bằng tiền tại thời điểm thực hiện chính sách.
NGUYỆT ÁNH
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025
Quy định 02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025; Danh mục vị trí công tác lĩnh vực giáo dục địa phương định kỳ chuyển đổi từ 14/01/2025; Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự; Tiêu chuẩn chung về xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp; Quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025
Tiếp tục giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025; Nội dung kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại; Ngừng miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh; Bổ sung trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu; Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ 5/1/2025… là những chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025
Giá khởi điểm đấu giá biển số xe ô tô là 40 triệu đồng; Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm; Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Quy định mức phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2025… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024
Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã 21 tỉnh, thành phố; Quy định về xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ ngày 25/12/2024; Tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam; Sửa đổi các Thông tư về phòng cháy, chữa cháy ; 3 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ 25/12/2024; Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 9/2022
8 vị trí công tác lĩnh vực Đầu tư phải định kỳ chuyển đổi; Người lao động vận hành công trình khí làm việc tối đa 12 giờ/ngày; Quy trình thực hiện chế độ điều dưỡng tại nhà đối với người có công đang tại ngũ; Quy định mới về chế độ trợ cấp đối với người có công….là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 9/2022.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!