Hiệu quả từ hoạt động của các Tổng đài bảo vệ trẻ em
Cùng với Tổng đài điện thoại quốc gia BVTE 111 tại Đà Nẵng, thời gian qua, Đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh và tư vấn về bảo vệ trẻ em của Tổng đài 1022 duy trì việc tiếp nhận, hỗ trợ, giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến trẻ em. Song song đó, tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tăng độ phủ sóng của các Tổng đài để người dân, nhất là trẻ em khi cần sẽ gọi ngay đến để được tư vấn, giúp đỡ.
Tăng độ “phủ sóng” của Tổng đài 111
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (BVTE) 111 ra đời ngày 19-5-2004 với tên gọi Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em - Phím số diệu kỳ 18001567. Năm 2018, Tổng đài hoạt động với 3 trung tâm vùng đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng và An Giang. Trong đó, tại Đà Nẵng, Tổng đài đặt tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố.
Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố hối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Truyền thông về bảo vệ trẻ em tại các trường học trên địa bàn thành phố
Bà Nguyễn Thị Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố cho biết, để thông tin về Tổng đài 111 được lan tỏa nhiều hơn, Trung tâm phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường truyền thông trực tiếp tại các trường học trên địa bàn thành phố. Trong đó, Trung tâm đã tổ chức truyền thông cộng đồng về Tổng đài quốc gia BVTE 111 tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng và Trường THPT Hermann Gmeiner để các em được tiếp cận thông tin và hiểu rõ về các chức năng của tổng đài.
Song song đó, Trung tâm thực hiện đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội như zalo, facebook, tiktok của Tổng đài để tăng độ “phủ sóng” về tổng đài đến trẻ em trên cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng đài đặt tại Đà Nẵng đã tiếp nhận hơn 1.600 cuộc gọi và qua email.
Theo bà Nguyễn Thị Mai, nội dung các em cần tư vấn đa phần là những mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, áp lực học tập, thi cử; những băn khoăn, lo lắng liên quan đến sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì… Cuộc gọi của phụ huynh thì cần Tổng đài tư vấn về sức khỏe của trẻ, thay đổi tâm sinh lý của trẻ khi gặp các vấn đề rối loạn về ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc và một số vấn đề có liên quan đến bảo vệ trẻ em qua môi trường mạng.
“Nếu phụ huynh, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ hiểu rõ về Tổng đài 111, gọi đến ngay khi có những nghi vấn hoặc phát giác vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em thì sẽ có hành động khẩn cấp được triển khai, lúc đó chính quyền sẽ nhanh chóng vào cuộc, vụ việc được xác minh và có sự can thiệp tích cực”, bà Mai nói.
51 yêu cầu liên quan đến trẻ em được hỗ trợ, giải đáp, cung cấp thông tin
Từ ngày 29-6-2020, Tổng đài 1022 triển khai Đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh và tư vấn về bảo vệ trẻ em qua 4 kênh gồm: Tổng đài thoại (0236) 1022 - nhánh số 6, Cổng góp ý Đà Nẵng tại đường link https://gopy.danang.gov.vn/, Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng” (chuyên mục Bảo vệ trẻ em), Fanpage Facebook “Tổng đài 1022”.
Công bố đường dây nóng hỗ trợ và bảo vệ trẻ em tại thành phố Đà Nẵng
Cụ thể, Tổng đài 1022 cung cấp, giải đáp thông tin các văn bản, quy định liên quan đến quyền lợi trẻ em; các chính sách hỗ trợ, giải pháp về bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền lợi trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em…; Tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Tổng đài còn tư vấn cho các bậc phụ huynh về các ứng dụng phần mềm quản lý việc truy cập Internet của con em mình nhằm phòng ngừa trẻ em và thanh thiếu niên tiếp cận các thông tin xấu, có hại, góp phần bảo vệ các em khỏi nguy cơ bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng.
Đối với các yêu cầu cần sự tư vấn, tham vấn chuyên sâu về tâm lý, pháp luật và những vấn đề đặc thù khác liên quan đến trẻ em như: các trường hợp trẻ bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; các nội dung liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; trường hợp trẻ cần được áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp; Tư vấn và tham vấn tại chỗ về các lĩnh vực liên quan đến trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em; các dịch vụ về trị liệu phục hồi cho trẻ có vấn đề tâm lý, trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý; hoặc tư vấn, tham vấn tâm lý, tập huấn kỹ năng sống, kết nối dịch vụ cho trẻ em, hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ cho cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em… Tổng đài 1022 sẽ liên thông với Trung tâm Cung cấp dịch vụ Công tác xã hội Đà Nẵng (TTCTXH ) và Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) tại Đà Nẵng để phối hợp xử lý, tư vấn, giải đáp cho công dân.
Bà Phạm Thị Từ Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và giám sát, điều hành thông minh Đà Nẵng cho biết, để có thể tuyên truyền và giới thiệu Đường dây nóng hỗ trợ bảo vệ trẻ em tại thành phố Đà Nẵng đến đông đảo người dân, trẻ em biết và sử dụng, Trung tâm đã đăng tải nhiều tin bài giới thiệu về Đường dây nóng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Ứng dụng di động “Tre em Danang” dành cho Trẻ em và Thanh thiếu niên tại Đà Nẵng.
Cùng với tuyên truyền qua các kênh truyền thông, Trung tâm chủ động phối hợp và tuyên truyền trực tiếp tại các trường học, giúp các em học sinh nâng cao nhận thức về sử dụng internet và mạng xã hội an toàn, biết về Tổng đài bảo vệ trẻ em tại Đà Nẵng và liên hệ khi cần được tư vấn, giúp đỡ.
Thời gian qua, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 51 yêu cầu về hỗ trợ, giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến trẻ em, trong đó đã chuyển đến TTCTXH tham vấn, hỗ trợ can thiệp 8 trường hợp
“Qua thời gian triển khai và thực hiện công tác tuyên truyền, phần đông người dân trên địa bàn thành phố đã biết đến Tổng đài, kênh bảo vệ trẻ em này, khi cần hỗ trợ sẽ gọi (0236) 1022. Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 51 yêu cầu về hỗ trợ, giải đáp, cung cấp thông tin liên quan đến trẻ em, trong đó đã chuyển đến TTCTXH tham vấn, hỗ trợ can thiệp 8 trường hợp”, bà Thu thông tin.
Phát huy những kết quả tích cực đạt được, thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông về Đường dây nóng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em trên không gian mạng... qua các kênh truyền thông của đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu và xây dựng đa dạng các ấn phẩm truyền thông như infographic, video clip sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, sổ tay điện tử về các nội dung tuyên truyền này… để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với TTCTXH trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức; cập nhật các dữ liệu, thông tin liên quan đến bảo vệ trẻ em…
MAI QUANG



Test 11 Phấn đấu đạt cao nhất kết quả công tác cải cách hành chính năm 2025
Sáng 17/1, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 Thành phố năm 2024 tổ chức phiên họp. Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan chủ trì phiên họp.
Lan tỏa mô hình “Dân vận khéo” trong chăm sóc mắt cộng đồng - Bạn thấy, tôi cười, muôn người hạnh phúc Test lần 1.2
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc mắt cho người cao tuổi ngày càng cao, một mô hình “Dân vận khéo” mang đậm tính nhân văn đang được ngành y tế thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện: tổ chức khám sàng lọc, tư vấn khúc xạ và bệnh lý về mắt, cấp kính miễn phí cho người cao tuổi tại bệnh viện.
Lan tỏa mô hình “Dân vận khéo” trong chăm sóc mắt cộng đồng - Bạn thấy, tôi cười, muôn người hạnh phúc test
Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc mắt cho người cao tuổi ngày càng cao, một mô hình “Dân vận khéo” mang đậm tính nhân văn đang được ngành y tế thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện: tổ chức khám sàng lọc, tư vấn khúc xạ và bệnh lý về mắt, cấp kính miễn phí cho người cao tuổi tại bệnh viện.
Test 11221
Tets 345
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!