Những điểm đáng chú ý khi triển khai đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử
Có hiệu lực từ ngày 14/11/2019, Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Sau đây là những điểm đáng chú ý khi triển khai đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử:
Thời điểm bắt buộc đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử
Theo khoản 3, Điều 26, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.
Như vậy, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy (hóa đơn tự in, đặt in hoặc đặt mua của cơ quan thuế).
Nội dung của hóa đơn điện tử
Theo khoản 1, Điều 3, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, nội dung của hóa đơn điện tử gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử
Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Những trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, quy định 08 trường hợp cơ quan thuế ngừng cung cấp mã hóa đơn điện tử như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
- Các trường hợp khác gồm: Có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; Có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện không đủ điều kiện. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính và đồng thời cơ quan thuế ban hành thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Xử lý hóa đơn điện tử khi có sai sót
Khi phát hiện sai sót tùy vào loại hóa đơn, người phát hiện sai sót và thời điểm phát hiện sai sót mà cách xử lý là khác nhau.
Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dùng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập (theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính) có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
4 điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Theo khoản 1, Điều 23 của Thông tư số 68/2019/TT-BTC, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:
Về chủ thể: phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể: Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Ðã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức; Ðã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 05 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thuờng thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Về nhân sự: Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu; Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 07 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
Về kỹ thuật: Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính; Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 01 kênh truyền chính và 02 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Hướng dẫn ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử
Chữ ký số (CKS), chữ ký điện tử của người bán và người mua trên hóa đơn điện tử được quy định như sau:
- Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì CKS của người bán trên hóa đơn là CKS của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng CKS của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
- Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có CKS, chữ ký điện tử của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.
MINH ANH
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non; Xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh; Sửa một số quy định về liên kết giáo dục; Quy định 5 hình thức giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; Phạt tới 30 triệu đồng đối với trường hợp xúc phạm danh dự người có thẩm quyền tố tụng … là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024
Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; Quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị; Chính sách tín dụng về thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên; Hướng dẫn về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 11/2024
Điều kiện xét thăng hạng với viên chức trợ giúp viên pháp lý; Sửa đổi hồ sơ công nhận văn bằng nước ngoài; Tăng mức trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/11/2024; 06 trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Chính sách nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 9/2024
Hỗ trợ đến 1 tỷ đồng cho cơ sở chăn nuôi để xử lý chất thải chăn nuôi; Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân; Sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước; Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường… là những chính sách nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 10/2024
Quy định đánh số nhà tại khu vực đô thị, nông thôn; 15 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông người có chức vụ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức; Quy chuẩn kỹ thuật mới của đèn chiếu sáng phía trước của xe cơ giới; Trạm dừng nghỉ phải có nơi sạc điện ô tô… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 10/2024.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!