パンくずリスト

Cảnh báo tình trạng lừa đảo cho thuê nhà nghỉ, khách sạn qua mạng

Trong thời gian qua, trên mạng đã xuất hiện nhiều đối tượng giả danh là những nhân viên làm việc tại các khách sạn, homestay, resort... mời chào dụ dỗ nạn nhân đặt phòng rồi sau đó chiếm đoạt tiền. Đây là thủ đoạn đã có từ lâu nhưng đang xuất hiện dưới hình thức mới.

Theo đó, tại một số khách sạn, resort trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều trường hợp du khách đặt phòng thông qua trang Facebook của các resort, khách sạn, đã thanh toán tiền hoặc đặt cọc 30-50% nhưng khi đến nhận phòng lại phát hiện bị lừa đảo vì nhân viên của các cơ sở nói trên thông báo không có khách hàng đặt phòng có tên như đã trình bày.

Cụ thể, các đối tượng lừa đảo lập ra hàng loạt trang website, fanpage Facebook giả mạo có tên, hình ảnh giống những resort, khách sạn, nhà nghỉ, homestay,… tại Đà Nẵng sau đó chạy quảng cáo các bài viết cho thuê phòng với giá rẻ nhằm tìm kiếm con mồi.

Khi trao đổi với khách, đối tượng lừa đảo nhiệt tình tư vấn về các dịch vụ cũng như đưa ra mức giá vô cùng hợp lý. Đặc biệt, để chiếm được niềm tin của khách, đối tượng lừa đảo sẽ gửi kèm với nhiều hình ảnh đẹp, thậm chí có cả nhận xét (review) của khách hàng khác nhằm gia tăng mức độ uy tín. Khi đã chiếm được lòng tin của khách, các đối tượng sẽ yêu cầu khách nhanh chóng chuyển tiền đặt cọc với lý do khách sạn, nhà nghỉ quá tải, nếu không đặt trước sẽ không giữ được phòng.

Đặc biệt, các đối tượng còn tạo các tài khoản ngân hàng trùng tên với khách sạn nhằm tạo niềm tin để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền cọc vào để chiếm đoạt. Những người nhẹ dạ, cả tin, không kiểm chứng thông tin sẽ chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền cọc, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này rồi chặn tài khoản mạng xã hội và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.

Trước thực trạng này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CATP khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận được quảng cáo thuê phòng với mức giá quá rẻ; đặc biệt thận trọng khi đối tượng yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ.

Đồng thời chú ý các dấu hiệu nhận biết website/fapage giả mạo và tìm hiểu và xác minh kỹ thông tin về vị trí, cơ sở vật chất của nơi ở cũng như lai lịch của người cung cấp dịch vụ. Tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc đối với những khách sạn, nhà nghỉ ít được nhiều người biết đến. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ.

BÌNH AN

Cảnh báo

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Đăng ký thi viết chữ đẹp cho con trên mạng xã hội, phụ huynh mất hàng chục triệu đồng
Tin lời người lạ trên Facebook tham gia đầu tư tiền ảo, bị lừa tiền tỷ
“Bay” hàng trăm triệu đồng vì sập “bẫy lừa” trên không gian mạng
Cảnh báo dùng hình ảnh nhạy cảm bằng công nghệ AI để tống tiền
Cảnh giác thủ đoạn “hỗ trợ” cài đặt sinh trắc học để lừa đảo
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố

“Bay” hàng trăm triệu đồng vì sập “bẫy lừa” trên không gian mạng

Tại thành phố Đà Nẵng, thời gian qua xảy ra không ít vụ lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại không nhỏ đến tài sản của người dân. Đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã ra sức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, tuy nhiên, vẫn có không ít người rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” khi dính vào bẫy lừa của bọn tội phạm.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế, công chức thuế để lừa đảo

Ngày 14-6, UBND thành phố ban hành công văn số 3213 /UBND-KT về Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế, công chức thuế để lừa đảo. Trong đó, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ quan báo đài trên địa bàn thành phố thực hiện đăng tải nội dung cảnh báo của Cục Thuế thành phố trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương để khuyến cáo đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố được biết và cảnh giác; Công an thành phố phối hợp với Cục Thuế thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan để điều tra, xử lý các trường hợp mạo danh.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngoài việc nổi lên các cuộc gọi giả danh cơ quan Công an yêu cầu cài đặt ứng dụng “VNeID” giả mạo, giả danh cơ quan Thuế yêu cầu cài đặt ứng dụng “Thuế điện tử” giả mạo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Đà Nẵng còn tiếp nhận nhiều trường hợp người dân phản ảnh về việc nhận được cuộc gọi tự xưng là nhân viên cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố yêu cầu người dân cập nhật thông tin cá nhân vào ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngăn chặn gian lận công nghệ cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, việc ngăn chặn gian lận bằng công nghệ cao là một ưu tiên quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 để tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho từng Bộ ngành có liên quan trong việc đảm bảo cho kỳ thi được diễn ra an toàn, hiệu quả.

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh cán bộ Thuế để lừa đảo

Thời gian gần đây, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhận được cuộc gọi, tin nhắn từ các đối tượng tự xưng là cán bộ Chi cục Thuế yêu cầu người dân tải ứng dụng “Thuế Điện Tử”, “TỔNG CỤC THUẾ” giả mạo để kê khai thông tin thuế. Qua xác minh, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Đà Nẵng xác định đây là thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, các ứng dụng giả mạo trên có thể thu thập thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển điện thoại của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

アセットパブリッシャー

THÔNG TIN CẦN BIẾT

ナビゲーションメニュー