Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 10/2019
Lệ phí cấp Căn cước công dân; Giảm thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an; Hướng dẫn về hoạt động y học gia đình; Phạt đến 3 triệu đối với trường hợp bán thuốc diệt côn trùng chung với thực phẩm… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 10/2019.
Lệ phí cấp Căn cước công dân
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.
Theo đó, từ ngày 16/10/2019, công dân bị mất thẻ Căn cước lệ phí cấp lại là 70.000 đồng.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước phải là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước, công dân phải nộp lệ phí thẻ căn cước công dân. Mức lệ phí cấp Căn cước công dân trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu là 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
Cũng theo Thông tư số 59/2019/TT-BTC, các trường hợp không phải nộp lệ phí bao gồm: công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu; Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và Điểm a Khoản 3 Điều 32 Luật Căn cước công dân; Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Ngoài ra Thông tư số 59/2019/TT-BTC cũng quy định các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí. Cụ thể, được miễn lệ phí khi xin đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân khi công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Giảm thời hạn thực hiện nghĩa vụ công an
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định số 70/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng (thay cho thời hạn hiện hành là 36 tháng).
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được kéo dài nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Nghị định số 70/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.
Hướng dẫn về hoạt động y học gia đình
Có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, Thông tư số 21/2019/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình.
Thông tư số 21/2019/TT-BYT xác định rõ 7 nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình, trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là quản lý sức khỏe cộng đồng bằng cách lập hồ sơ quản lý sức khỏe; quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế địa phương.
Cơ sở y học gia đình cũng có nhiệm vụ tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh: tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ với sức khỏe, tư vấn về khám chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe; tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng; tiêm chủng….
Thông tư số 21/2019/TT-BYT cũng quy định rõ, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình sau khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình.
- Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
- Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 03 tháng.
Phạt đến 3 triệu đối với trường hợp bán thuốc diệt côn trùng chung với thực phẩm
Theo Nghị định số 71/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp, sẽ phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng nếu có các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán chế phẩm côn trùng, diệt khuẩn như sau:
- Bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn không tách biệt với nơi bày bán các loại thực phẩm;
- Điều kiện bảo quản chế phẩm không đáp ứng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn;
- Không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp sai về các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, gây hại cho sức khỏe…
Ngoài bị phạt tiền, người nào vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động mua bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế từ 01 đến 03 tháng.
Nghị định số 71/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.
MINH ANH
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025
Quy định 02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025; Danh mục vị trí công tác lĩnh vực giáo dục địa phương định kỳ chuyển đổi từ 14/01/2025; Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự; Tiêu chuẩn chung về xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp; Quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025
Tiếp tục giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025; Nội dung kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại; Ngừng miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh; Bổ sung trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu; Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ 5/1/2025… là những chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025
Giá khởi điểm đấu giá biển số xe ô tô là 40 triệu đồng; Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm; Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Quy định mức phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2025… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024
Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã 21 tỉnh, thành phố; Quy định về xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ ngày 25/12/2024; Tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam; Sửa đổi các Thông tư về phòng cháy, chữa cháy ; 3 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ 25/12/2024; Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
Ngày 24-1, UBND thành phố có văn bản số 548/UBND-SNN về việc triển khai thực hiện Nghị định số 09/2025/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-01-2025 quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch hại thực vật.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!