Breadcrumb

Chính sách nổi bật về lao động có hiệu lực từ tháng 7/2017

Tăng mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác; Quy định thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề; Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; Giảm giấy tờ trong thủ tục cấp Thẻ đấu giá viên là những chính sách nổi bật về lao động có hiệu lực từ tháng 7/2017.

Tăng mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác

Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7,  Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Theo đó, mức phụ cấp lưu trú cho người đi công tác là 200.000 đồng/người/ngày; trường hợp cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo mức hưởng là 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo; thời gian hưởng được tính từ ngày bắt đầu đi đến khi kết thúc đợt công tác; Riêng một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ công tác phí theo tháng quy định cao nhất để chi trả cho người đi công tác.

Đối với cán bộ cấp xã, cán bộ các cơ quan, đơn vị thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng, tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức 500.000 đồng/người/tháng, và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Quy định thời gian làm việc của giáo viên dạy nghề

Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa ban hành Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian làm việc của nhà giáo dạy cao đẳng/trung cấp nghề.

Cụ thể, giữ nguyên là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên phân bổ lại thời gian làm việc cụ thể như sau:

Thời gian thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục học viên/học sinh/sinh viên 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.

Thời gian học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao, nghiên cứu khoa học 8 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng  (mức cũ là 12 tuần); 4 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp (mức cũ là 8 tuần).

Thời gian thực tập tại doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn 4 tuần. Trường hợp không sử dụng hết thời gian học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì được quy đổi thời gian còn lại chuyển sang công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng, giám đốc giao.
Trường hợp không sử dụng hết thời gian học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thì được quy đổi thời gian còn lại chuyển sang công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng/Giám đốc giao.

Thông tư số 07/2017/TT- BLĐTBXH  có hiệu lực từ 20/7, bãi bỏ Mục II Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 và Chương III Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015.

Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người 

Có hiệu lực từ 01/07/2017, Nghị định  số 57/2017/NĐ-CP  ngày 09/05/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người HSSV dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập

Đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (dân tộc thiểu số rất ít người).

Về chính sách hỗ trợ học tập, trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần. Trường hợp học sinh, sinh viên bị ngừng học thì thời gian ngừng học không được hưởng hỗ trợ. Trường hợp học sinh, sinh viên bị buộc thôi học thì thôi hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.

Trường hợp trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất.

Giảm giấy tờ trong thủ tục cấp Thẻ đấu giá viên

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản. Theo đó, thủ tục cấp, thu hồi thẻ đấu giá viên đã được đơn giản hóa, giảm giấy tờ, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

Về thủ tục cấp thẻ đấu giá viên, Nghị định quy định: Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nộp trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở.

Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên; Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của đấu giá viên được đề nghị cấp Thẻ; 01 ảnh màu cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Thẻ đấu giá viên, Sở Tư pháp đăng tải danh sách đấu giá viên trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi Bộ Tư pháp.

Trường hợp đấu giá viên bị mất Thẻ đấu giá viên hoặc Thẻ đấu giá viên bị hư hỏng không thể sử dụng được, người đề nghị chỉ cần có giấy đề nghị cấp lại và Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp lại Thẻ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Thẻ đấu giá viên chỉ có giá trị khi đấu giá viên hành nghề trong tổ chức đã đề nghị cấp Thẻ. Đấu giá viên chỉ được điều hành cuộc đấu giá sau khi được Sở Tư pháp cấp Thẻ. Người được cấp Thẻ đấu giá viên không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, thừa phát lại.

 

KHÁNH VÂN

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Chính sách mới

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025
Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025
Chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024
Chính sách nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 6/2023

Chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025

Quy định 02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025; Danh mục vị trí công tác lĩnh vực giáo dục địa phương định kỳ chuyển đổi từ 14/01/2025; Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự; Tiêu chuẩn chung về xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp; Quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng… là những chính sách nổi bật về công dân có hiệu lực từ tháng 01/2025.

Chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025

Tiếp tục giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025; Nội dung kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại; Ngừng miễn thuế đối với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh; Bổ sung trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu; Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ 5/1/2025… là những chính sách nổi bật về tài chính doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 01/2025.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025

Giá khởi điểm đấu giá biển số xe ô tô là 40 triệu đồng; Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm; Hướng dẫn đăng ký cư trú cho người chưa thành niên; Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Quy định mức phạt vi phạm giao thông từ 1/1/2025… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 01/2025.

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã 21 tỉnh, thành phố; Quy định về xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại từ ngày 25/12/2024; Tàu bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam; Sửa đổi các Thông tư về phòng cháy, chữa cháy ; 3 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ 25/12/2024; Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Chính sách nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 3/2023

Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường từ ngày 20/3/2023; Quy định mới về lệ phí trước bạ; Thay đổi nhiều quy định về kinh doanh bất động sản; Xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa… là những chính sách nổi bật về doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 3/2023.

Xuất bản thông tin

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Navigation Menu